Bước vào mùa vọng, người Công Giáo chúng ta thường sửa soạn tâm hồn sống trong mùa vọng, bằng cách đi tham dự những buổi tĩnh tâm, nghe giảng phòng và xưng tội. Thánh Gioan Baotixita ngày xưa đã rao giảng cho dân Do Thái, về Nước Trời đã gần đến. Ông kêu gọi mọi người, từ dân chúng đến quân lính, từ thương gia đến quan thuế. Tất cả  mọi người hãy ăn năn, xám hối. Hãy quay trở về làm hòa với Thiên Chúa, để xứng đáng được hưởng ơn cứu độ của Thiên Chúa.

 
Cổ nhân Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Các bạn trẻ trên khắp nơi của nhiều quốc gia, đã đi nhiều ngày đàng để đến được nước Úc, để dự đại hội giới trẻ thế giới năm nay tại thành phố Sydney của nước Úc này, chắc hẳn các bạn phải học được nhiều điều khôn. Vì thế tôi muốn biến hồn mình thành gió Úc để hướng dẫn các bạn trẻ từ khắp muôn phương về tham dự đại hội, và biến thân tôi thành muôn ngàn hạt bụi để được bám vào hành trang của các bạn, để được cùng tham dự đại hội giới trẻ công giáo thế giới năm nay 2008.

 
Đã hết rồi, còn gì đâu nữa.
Chung quanh ta, xác chết của bạn bè.
Tiếng bom đạn giữa đoàn người đang chen chúc.
Như cố tình đang réo gọi tên ai.

 
Tôi muốn hát lên một bài ca.

Thương dân tôi đang sống ở quê nhà.

Dù trẻ thơ hay cụ già gầy yếu.

Vẫn sống nghèo như thủa còn chiến tranh.

 
“Đứng”. Tiếng hô to và dõng dạc của người trưởng lớp.

Cả lớp chúng tôi vội vàng đứng lên, làm dấu trước giờ học. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hát kinh Lạy Cha như qui định của nhà trường. Hát xong, thầy giáo chào tất cả học sinh và thầy giới thiệu đề tài bài học.

 
Trong đời sống của học sinh. Các bậc phụ huynh, ai lại chẳng muốn cho con cái của mình học hành thật giỏi. Chính vì thế mà quí vị đã chẳng ngại tốn kém, đi tìm trường học, tìm thầy cô giáo giỏi, tìm bạn bè tốt, và học giỏi cho con của mình. Hầu mong sau này con mình cũng học giỏi, thành đạt trong vấn đề học vấn, và hy vọng con của mình có một tương lai sáng lạng về sau.

 
  Theo các cụ cho biết thì ngày xưa, học trò chỉ được học toàn chữ với nghĩa mà thôi, chứ nào có biết chi đến cái thế giới bên ngoài. Trước khi đi học thì ở nhà đã dạy cho biết lễ nghĩa. Đến nhà trường thì học chữ, về nhà thì học nghĩa. Đời cứ như thế cho đến khi đi làm việc thì mới thôi học chữ . Bởi thế mới có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Chỉ có bọn trẻ trường làng thì được nô đùa giữa những cánh đồng lúa sau mùa gặt, hay lội suối bắt cá và trèo lên cây cao để nhảy ùm xuống sông mà tắm. Còn trẻ con trên thành thì cứ bị cha mẹ cho nô bộc đi theo hầu cả ngày, và khi tan trường là chúng bị đưa ngay về nhà.

 
Nếu chúng ta không trở về từ khởi điểm của đời mình, thì làm sao có thể lần bước để tìm về cội nguồn. Từ lúc chúng ta được cất tiếng khóc chào đời cho đến khi đôi mắt ứa lệ giã từ cõi đời. Đã tốn biết bao nhiêu công lao của các đấng bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ để chúng ta được khôn lớn trong một gia đình, trong một tổ quốc. Biết bao công lao của các bậc tiền nhân đã anh dũng dựng nước và giữ nước, để chúng ta có được một mái nhà chung mang tên riêng của dân tộc Việt Nam. Khi lớn lên chúng ta cũng lập nghiệp, lập gia đình, với bao nhiêu vất vả, tiết kiệm để mua được một căn nhà riêng cho con cái trú ẩn, khỏi phải đi ở nhà thuê, nhà mướn. Khi tuổi về già, chúng ta lại cần đến một cái nhà khác nữa mà người ta thường gọi là nhà thương, và khi không còn cứu chữa được nữa thì chết. Thân xác được đưa tạm xuống nhà xác, và rồi thân xác ấy được chôn trong mồ, hay nhà mồ. Còn linh hồn chúng ta về nhà Cha để chịu phát xét riêng.

 
Nhân tháng mười một năm nay, tháng cầu cho các linh hồn. Xin mời các em học thêm một chủ đề mới của đời học sinh, đó là học cách chăm sóc người chết. Thầy giáo trường Dòng cũng biết các em lớp 12 đang bận rộn với kỳ thi, cầu chúc các em đầy may mắn trong kỳ thi cuối năm nhé.

 
Ở đời này, các bậc cha mẹ thường cho là học khôn thì khó, học dại thì dễ. Học khôn ba năm như trong câu chuyện anh khờ đi học cái khôn của thiên hạ, hay  quý vị nếu có rảnh rỗi thử mở sách khôn ngoan ra mà đọc thì thấy ngay là học khôn rất khó, ấy chưa kể cái ta tưởng là khôn, lại là cái cái dại đối với kẻ khác. Học khôn đã khó thế mà giữ cho mình được khôn càng khó hơn. Các bà mẹ thường mắng con gái rằng: Khôn ba năm dại một giờ. Học sống cho nên người thì khó, chứ học sống không ra người thì dễ. Học làm giàu thì khó chứ học để nghèo thì dễ. Học khôn ngoan thì khó chứ học khôn vặt thì dễ.